Đồng bằng sông Cửu Long: Xâm nhập mặn có xu hướng giảm

Ngày đăng: 03/05/2025

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 1 đến ngày 10/5, tình hình xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được dự báo có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, do còn chịu tác động của nhiều yếu tố như nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công và triều cường, nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt vẫn hiện hữu, đòi hỏi các địa phương cần tiếp tục chủ động các biện pháp ứng phó.


Ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng phòng Dự báo Thủy văn, cho biết: “Độ mặn cao nhất ghi nhận tại các trạm ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn so với giá trị cao nhất tháng 5/2024. Tình hình xâm nhập mặn sẽ tiếp tục xu thế giảm từ sau ngày 1/5 đến cuối tuần.”

Cụ thể, chiều sâu ranh mặn 4‰ trên các tuyến sông như sau: sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây từ 30 đến 50 km; sông Cửa Tiểu và Cửa Đại từ 30 đến 37 km; sông Hàm Luông từ 35 đến 40 km; sông Cổ Chiên từ 30 đến 35 km; sông Hậu từ 25 đến 35 km và sông Cái Lớn từ 25 đến 30 km.

Mặc dù xâm nhập mặn tại các cửa sông Cửu Long có xu hướng giảm, các khu vực sông Vàm Cỏ và Cái Lớn vẫn ghi nhận mức mặn tăng cao trong ngày 1/5. Từ đầu tháng 5 trở đi, tình hình xâm nhập mặn dự báo sẽ tiếp tục giảm, song vẫn có thể biến động do phụ thuộc vào dòng chảy thượng nguồn và chế độ triều. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn tại khu vực ở mức cấp 2.

Xâm nhập mặn sâu vào nội đồng đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương trong vùng. Trước tình hình đó, cơ quan chuyên môn khuyến cáo các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt trong thời gian triều thấp, phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt, đồng thời hạn chế tưới khi độ mặn còn cao để giảm thiểu thiệt hại.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn. Đối với cây ăn trái có giá trị kinh tế cao và khả năng chịu mặn kém, cần kiểm tra độ mặn nước tưới trước khi sử dụng. Ngoài ra, việc lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn là giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Công nghệ lọc hiện đại hiện nay cho phép loại bỏ phần lớn muối hòa tan, cung cấp nguồn nước có thể dùng để tưới tiêu hoặc uống trực tiếp.

Đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, việc theo dõi sát diễn biến độ mặn trong môi trường nước là yêu cầu bắt buộc. Căn cứ vào kết quả quan trắc, người dân cần xác định thời điểm thả giống và thu hoạch phù hợp nhằm hạn chế rủi ro.

Trước những diễn biến còn tiềm ẩn của xâm nhập mặn, các ngành chức năng khuyến cáo người dân và chính quyền địa phương cần cập nhật thường xuyên các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, chủ động triển khai các giải pháp ứng phó để bảo đảm an toàn cho sản xuất và đời sống.

  • Tiêu đề *
  • Người gửi *
  • Email *
  • Nội dung bình luận *
  • Mã bảo vệ *
  • Gửi bình luận Đóng lại

Tin tức - sự kiện

Video

Hình ảnh

Thông tin thời tiết

Ứng phó với biến đổi khí hậu

Phòng chống thiên tai

Tìm kiếm cứu nạn - cứu hộ

PC tại nạn thương tích

Công điện

Văn bản chỉ đạo

Hoạt động của BCĐ

Văn bản pháp quy

Hợp Tác Quốc Tế

Chương trình - Kế hoạch

Đề án - Dự án

Nhu cầu - Tiềm lực

Thông tin tuyên truyền

Phổ biến kiến thức

Liên kết Website

BẢN ĐỒ GOOGLE

GOOGLE MAP

ẢNH VỆ TINH

SATELLITE IMAGE

ẢNH RA ĐA

RADA IMAGE

BẢN ĐỒ THỦY VĂN

HIDROLOGICAL IMAGE

Thống kế lượt truy cập